4
/
176228
Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy
dua-nhau-giam-gia-tren-livestream-nha-ban-hang-online-lo-lang-trong-cuoc-dua-xuong-day
news

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy

Thứ 4, 12/02/2025 | 10:57:00
87 lượt xem

Các sàn thương mại điện tử sử dụng mã giảm giá là công cụ quan trọng để kích thích người dùng mua sắm, nhưng thực tế chi phí này lại đổ về phía nhà bán hàng.

Một phiên livesteam của TikTok - Ảnh: T.T.

Ông Lê Thành Vân, CEO thương hiệu thời trang GUMAC, thừa nhận từng bị hấp dẫn bởi những phiên livestream "kỷ lục" của các KOL/KOCs cùng các danh hiệu như Nhà bán hàng xuất sắc nhất do sàn thương mại điện tử trao tặng. 

Tuy nhiên để đạt được thành tích này, doanh nghiệp buộc phải liên tục tham gia các chương trình trợ giá, giảm giá sản phẩm để duy trì doanh số.

Doanh thu cao nhưng vẫn lỗ

Livestream và sàn thương mại điện tử đang trở thành cuộc đua xuống đáy. Đặc thù của mô hình này là sản phẩm phải rẻ, đánh vào các mặt hàng giá bình dân, dễ tiếp cận số đông. "Điều này khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động, lợi nhuận giảm sút và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của sàn", ông Vân chia sẻ.

Ông Vân cho biết có thời điểm doanh thu của GUMAC đạt hàng chục tỉ đồng/tháng, nhưng khi tính toán lại, công ty không chỉ không có lãi mà còn bị lỗ do phải "giảm giá kịch sàn".

Không chỉ vậy, việc bán hàng online còn đi kèm với rủi ro tồn kho cao, buộc doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho quảng cáo và KOL/KOCs. Với các thương hiệu mới hoặc đang xây dựng nhận diện, livestream có thể là kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

Tuy nhiên, ông Vân nhấn mạnh đây không phải là chiến lược dài hạn. Nếu doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy livestream và giảm giá liên tục, thị trường Việt Nam sẽ ngập tràn hàng giá rẻ, tự cạnh tranh lẫn nhau.

Dù vậy, CEO GUMAC vẫn đánh giá sàn thương mại điện tử là một kênh bán hàng quan trọng. Tuy nhiên thay vì chạy theo cuộc đua giảm giá, ông cho biết sẽ tập trung vào kênh bán hàng, website chính thức của thương hiệu, triển khai các chính sách ưu đãi hấp dẫn, không kém gì trên sàn.

Khéo co thì ấm

Có kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thúc đẩy doanh số trên các sàn lớn, tổ chức nhiều phiên livestream bán hàng với doanh thu triệu đô, ông Nguyễn Trần Quốc Đạt - giám đốc Công ty BeyondK - nhìn nhận không ít người bán hàng Việt còn những thiếu sót, khó khăn so với doanh nghiệp ngoại. 

"Với việc kinh doanh thương mại điện tử, chắc chắn các doanh nghiệp/nhãn hãng sẽ phải phụ thuộc vào các mạng xã hội và các sàn", ông Quốc Đạt chia sẻ.

Theo đó, khó khăn điển hình của các doanh nghiệp Việt là sẽ phải làm quen với chính sách của các sàn, và tham gia các chiến dịch lớn để có được lượng khách hàng tốt. Tuy nhiên, chi phí tham gia các chiến dịch là không nhỏ. Áp lực này còn lớn hơn đối với các thương hiệu có đặc thù margin (đòn bẩy tài chính) không cao.

Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt, chuyên gia cho rằng cần tổ chức các chiến dịch với chi phí hợp lý, tương tự như OCOP ("Mỗi xã một sản phẩm", chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn). Nhờ đó người bán tiếp sức từ nhiều bên như báo chí - truyền thông, sàn thương mại điện tử, và những người có sức ảnh hưởng (KOL).

Bên cạnh đó để phát triển, ông Quốc Đạt cho rằng việc kiểm soát chất lượng của hàng hóa được bán trên sàn là vấn đề không nhỏ. 

Thuê KOL bán hàng

Bên cạnh việc tự bán, một số đơn vị cũng thuê những người có tầm ảnh hưởng là KOC/KOL để làm tiếp thị liên kết.

Tuy nhiên với các chiến dịch có quy mô lớn, ví dụ như các phiên mega livestream, với sự tham gia từ 200 đến hàng ngàn nhãn hàng, việc trải nghiệm cá nhân sẽ là thách thức lớn với họ.

Lúc này, các MCN (mạng lưới đa kênh) hoặc công ty quản lý thương mại điện tử và livestream sẽ là các đơn vị chịu trách nhiệm thông qua quy trình tìm kiếm và kiểm tra chất lượng của các nhãn hàng nói chung và hàng Việt nói riêng.

Chế độ hậu mãi sau bán hàng cũng là nhiệm vụ của MCN/công ty đứng sau các KOC/KOL, nhằm đảm bảo sản phẩm đến đúng khách hàng phù hợp và giải quyết vấn đề của người mua hàng sau khi mua sản phẩm.

Theo Bông Mai - Nhật Xuân/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/dua-nhau-giam-gia-tren-livestream-nha-ban-hang-online-lo-lang-trong-cuoc-dua-xuong-day-202502111107114.htm

  • Từ khóa

Đề nghị giảm bậc thuế thu nhập cá nhân, thuế suất thấp nhất 2,5%

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), cho rằng nên giảm biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương,...
14:15 - 12/02/2025
4 lượt xem

Lo xe điện sụt giảm vì hết ưu đãi

Chỉ còn vài ngày nữa, chính sách ưu đãi 0% lệ phí trước bạ đối với ô tô điện sẽ kết thúc (1.3). Cả người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) cũng như các chuyên...
09:29 - 12/02/2025
124 lượt xem

Giá vàng hôm nay, 12-2: Bắt đầu giảm mạnh

Sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng hôm nay bắt đầu hạ nhiệt khi một số nhà đầu tư bán ra, thu về lợi nhuận.
07:35 - 12/02/2025
457 lượt xem

Hết tăng sốc, giá vàng lại giảm sốc gần 2,6 triệu đồng/lượng trong ngày

Giá vàng tăng sốc buổi sáng thì buổi chiều 'quay xe' về lại sát 90 triệu đồng một lượng.
20:54 - 11/02/2025
458 lượt xem

Có nên mua ô tô tồn kho lâu năm?

Trước áp lực dọn kho để nhập xe mới về bán, các hãng xe phải điều chỉnh giá bán giảm.
19:18 - 11/02/2025
485 lượt xem