4
/
55841
Kéo dài bảo hộ mía đường, người dùng sẽ chịu thiệt
keo-dai-bao-ho-mia-duong-nguoi-dung-se-chiu-thiet
news

Kéo dài bảo hộ mía đường, người dùng sẽ chịu thiệt

Thứ 4, 06/12/2017 | 12:53:35
496 lượt xem

Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) vừa kiến nghị Chính phủ lùi thời gian xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường đến năm 2022, thay vì sẽ thực hiện từ đầu năm 2018 như cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Giá đường nội luôn ở mức cao hơn đường ngoại ẢNH: GIA KHIÊM

Nếu điều này tiếp tục kéo dài, người tiêu dùng VN sẽ thiệt thòi.

Theo cam kết đó, kể từ đầu năm 2018, VN sẽ xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu đường tinh luyện trong khối ASEAN vào VN sẽ còn 0% thay vì mức 5% trong lượng hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 40% như hiện nay.

Điều này khiến các DN trong nước lo sợ đường các nước láng giềng tràn vào VN. Nhưng đối với người dùng, khi thuế nhập khẩu giảm, giá đường tại VN sẽ thấp hơn khoảng 2.500 đồng/kg so với hiện nay. Trong khi đó, dù không chịu chi phí vận chuyển từ nước ngoài vào, phí nhập khẩu... như đường ngoại nhưng giá đường nội địa luôn ở mức cao và người dùng đang phải mua với giá từ 22.000 - 27.000 đồng/kg, luôn cao hơn đường Thái Lan từ 2.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo phân tích của các chuyên gia ngành mía đường, do năng suất mía của VN còn thấp khiến giá sản phẩm làm ra khá cao. Ví dụ về mặt kỹ thuật trồng trọt, 1 tấn mía của Brazil có giá thành chỉ 16 USD, Úc 18 - 20 USD, Thái Lan 30 USD nhưng của VN lên đến 50 USD.

Bên cạnh đó, công nghệ và thiết bị chế biến của nhiều nhà máy đường cũ kỹ nên cũng góp phần khiến giá thành sản xuất gia tăng. Thế nhưng điều này không thể bắt người dùng VN gánh chịu mãi. Bởi thời gian bảo hộ đã kéo dài hàng chục năm. Nếu tính từ khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực cũng đã 7 năm trôi qua, nếu DN nào không nâng cao được sức cạnh tranh thì việc bị loại khỏi thị trường là điều tất yếu.

Tuy nhiên, với những DN có sự chuẩn bị thì thời điểm 2018 cũng sẽ không có nhiều bất ngờ. Ví dụ tại cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Võ Thành Đàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, cho biết công ty này đã thay đổi toàn bộ công nghệ, nâng công suất Nhà máy đường An Khê lên 20.000 tấn mía/ngày, tự động hóa hầu như toàn bộ dây chuyền sản xuất và đầu tư gia tăng năng suất vùng mía trung bình đạt 73 tấn mía/ha... Do đó, chi phí sản xuất của công ty được tiết giảm, kéo giá thành thấp và Công ty đường Quảng Ngãi khẳng định đủ sức cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Theo Mai Phương/ Thanh Niên

  • Từ khóa

Ôtô điện sẽ phải đóng lệ phí trước bạ từ tháng 3-2025

Quy định về mức thu lệ phí trước bạ với ôtô điện sẽ có thay đổi từ ngày 1-3-2025
21:27 - 04/02/2025
5 lượt xem

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
138 lượt xem

Bảo hiểm xe máy bắt buộc thu hơn 730 tỉ, bồi thường 28,5 tỉ

Tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự trong 11 tháng năm 2024 là 736,899 tỉ đồng,...
14:34 - 04/02/2025
177 lượt xem

Nhập khẩu cá tra: Hoa Kỳ liệu có 'soán ngôi' Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm...
12:39 - 04/02/2025
223 lượt xem

Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?

Tổng sản lượng tiêu thụ trên thương mại điện năm 2024 tăng mạnh 50,76% nhưng số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25%.
10:14 - 04/02/2025
304 lượt xem