19
/
61444
Đưa "Thầy Ba Đợi" ra thủ đô
dua-thay-ba-doi-ra-thu-do
news

Đưa "Thầy Ba Đợi" ra thủ đô

Thứ 5, 24/05/2018 | 09:07:10
793 lượt xem

Sau các suất diễn tại TP HCM, Long An…, vở cải lương "Thầy Ba Đợi", tác phẩm chào mừng sự kiện đánh dấu một thế kỷ sân khấu cải lương với sự tham gia của 60 nghệ sĩ cải lương hai miền Nam - Bắc, sẽ có 2 suất diễn vào ngày 27 và 28-5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

NSƯT - đạo diễn Triệu Trung Kiên cho biết theo kế hoạch, sẽ có nhiều suất diễn hơn nhưng vì các nghệ sĩ phía Nam đã có nhiều dự án lên kế hoạch trước đó nên đợt này chỉ có thể diễn 2 suất tại Hà Nội.

"Thầy Ba Đợi", do PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, soạn giả Hoàng Song Việt - Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo dàn dựng, khái quát phần nào quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ năm 1918, tái hiện những thăng trầm của cuộc đời và sự nghiệp vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại (được dân gian gọi thân mật là thầy Ba Đợi), vốn là nhạc quan của triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị Pháp lưu đày sang châu Phi, ông đã hưởng ứng chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Quá trình lưu lạc ở Nam Kỳ, ông đã "dân dã hóa" di sản nhã nhạc cung đình Huế và hệ thống hóa nền nghệ thuật âm nhạc tài tử Nam Bộ với 20 bài bản tổ làm cốt lõi cho việc phát triển sau này của các thế hệ học trò, nghệ nhân. Để từ âm nhạc tài tử Nam Bộ, các nghệ nhân chuyển hóa thành ca ra bộ, rồi sân khấu cải lương hôm nay.

Đưa Thầy Ba Đợi ra thủ đô - Ảnh 1.

Cảnh trong vở "Thầy Ba Đợi"

Qua 2 suất diễn tại Nhà hát Bến Thành (TP HCM) và suất diễn tối 28-4 ở Long An, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ 1 tỉ đồng; ông Nguyễn Thế Kỷ - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương - vận động ủng hộ 500 triệu đồng và Tập đoàn Cao su Việt Nam ủng hộ 300 triệu đồng để tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử đình Vạn Phước tại xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An - nơi thờ bài vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại.

Đây là việc làm ý nghĩa, nêu cao truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Đối với ê-kíp thực hiện, vở cải lương "Thầy Ba Đợi" đã góp phần khơi gợi trong lòng khán giả trẻ ý thức góp phần gìn giữ, nâng niu những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà thế giới đã vinh danh.

Theo Thanh Hiệp/Người Lao Động


  • Từ khóa

Hơn 12,5 triệu khách Việt du xuân, nhiều địa phương đạt doanh thu nghìn tỉ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - 2.2), cả nước đón và phục vụ hơn 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng dịp tết năm...
16:45 - 03/02/2025
434 lượt xem

Khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc...
15:44 - 03/02/2025
451 lượt xem

Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc

Là một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn Hà Nội cũng như miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại) thu hút...
14:36 - 03/02/2025
466 lượt xem

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc...
09:40 - 03/02/2025
598 lượt xem

Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lần đầu diễn ra vào buổi tối

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra vào rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 và lễ kỷ niệm chiến thắng này hằng năm được tổ chức vào sáng mùng 5 Tết, nhưng...
08:54 - 03/02/2025
609 lượt xem