190
/
170741
Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?
dau-hieu-nao-canh-bao-duong-huyet-dang-bat-thuong-o-tuoi-trung-nien
news

Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?

Thứ 4, 09/10/2024 | 10:17:00
2,126 lượt xem

Hoóc môn insulin có chức năng điều hòa đường huyết trong cơ thể. Khi chúng ta già đi, khả năng sản xuất insulin sẽ giảm sút. Điều này khiến đường huyết dễ biến động. Đường huyết cao sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho cơ thể.

Tinh bột sẽ được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành đường glucose. Đường glucose trong máu kết hợp với insulin để đi vào tế bào và cung cấp năng lượng năng lượng cho tế bào hoạt động. Hoóc môn insulin sẽ do tuyến tụy tiết ra, theo chuyên san sức khỏe Healthline (Mỹ).

Dấu hiệu nào cảnh báo đường huyết đang bất thường ở tuổi trung niên?- Ảnh 1.

Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết đang giảm xuống mức quá thấp ẢNH: PEXELS

Quá trình lão hóa khiến nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động kém đi, trong đó có tuyến tụy. Khi bước vào tuổi trung niên, tuyến tụy có thể bắt đầu tiết ít insulin hơn. Do đó, đường huyết sẽ biến động nhiều, có lúc quá cao nhưng cũng có lúc quá thấp.

Biểu hiện của tình trạng này là các triệu chứng như mệt mỏi, mất tập trung, chóng mặt, khát nước nhiều hơn, đi tiểu thường xuyên, tim đập nhanh và nhức đầu. Ngoài ra, nhiều người còn gặp những triệu chứng đáng ngại hơn như sụt cân, mờ mắt hay vết thương chậm lành. Đây đều là những hiệu cảnh báo mức đường huyết trong máu đang không ổn định, dễ rơi vào trạng thái quá cao hay quá thấp.

Tình trạng này nếu không phát hiện và có cách can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng sức khỏe về sau. Do đó, khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò cực rất quan trọng, giúp sớm phát hiện bệnh.

Trong nhiều trường hợp, khám sức khỏe định kỳ giúp bác sĩ phát hiện bất ổn khi người bệnh chỉ đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc để kiểm soát đường huyết và điều chỉnh lối sống, từ thay đổi chế độ ăn đến tập thể dục.

Nếu không có cách can thiệp phù hợp thì tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng liên quan đến tổn thương mắt, thận, dây thần kinh, bàn chân và tim. Không những vậy, một số chức năng não cũng sẽ bị suy giảm.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Diabetes Cares phát hiện những người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị có khả năng bị đột quỵ cao hơn 2,6 lần so với người bình thường.

Các biện pháp như dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, theo Healthline.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/dau-hieu-nao-canh-bao-duong-huyet-dang-bat-thuong-o-tuoi-trung-nien-185241008182037732.htm 

  • Từ khóa

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy...
07:10 - 04/02/2025
49 lượt xem

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho...
16:06 - 03/02/2025
400 lượt xem

Massage giải rượu có thật sự hiệu quả?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, cơ sở 3 đưa ra những khuyến cáo massage giải rượu có thể hỗ trợ giảm một...
14:43 - 03/02/2025
482 lượt xem

5 biểu hiện cảnh báo cần đi khám gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi mỡ tích tụ quá nhiều trong gan thì sẽ gây tổn thương tế bào gan và kích hoạt phản ứng viêm. Một số...
13:00 - 03/02/2025
525 lượt xem

Phát hiện tin vui bất ngờ cho người thích ăn thịt

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đã phát hiện kết hợp thịt đỏ nạc vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhất quán có thể cải thiện...
09:10 - 03/02/2025
585 lượt xem