190
/
74257
WHO chính thức coi nghiện game là bệnh tâm thần
who-chinh-thuc-coi-nghien-game-la-benh-tam-than
news

WHO chính thức coi nghiện game là bệnh tâm thần

Thứ 5, 30/05/2019 | 08:26:09
733 lượt xem

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). Theo WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần.

Trong cuộc họp thường niên lần thứ 25 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sỹ vào cuối tuần qua, WHO đã nhất trí quan điểm coi chứng nghiện game là một bệnh lý chính thức được bổ sung vào danh mục 55.000 bệnh, các thương tích hoặc nguyên nhân gây tử vong, hay còn gọi là danh sách phân loại bệnh (ICD) được các bác sĩ, nhà nghiên cứu, công ty bảo hiểm sức khỏe sử dụng để tham khảo.

Phiên bản ICD cập nhật này sẽ được trình bày tới các quốc gia thành viên tại Hội nghị Đại hội đồng Y tế thế giới hàng năm và sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2022.  Dữ liệu và thông tin về nghiện game sẽ được bổ sung vào hồ sơ dành cho các chuyên gia và tổ chức thuộc lĩnh vực y tế trên toàn thế giới.

WHO chính thức coi nghiện game là bệnh tâm thần - 1

WHO chính thức coi nghiện game là bệnh tâm thần.

Hiện nhiều người phản đối cho rằng quy định này có thể làm giảm doanh thu của các trò chơi điện tử, và  các trò chơi video vẫn có thể có giá trị giáo dục, trị liệu và giải trí. Kết luận của WHO còn vấp phải sự phản đối từ Hiệp hội Phần mềm Giải trí Hoa Kỳ (ESA). Theo một thống kê của một điều tra về ngành công nghiệp trò chơi điện tử, game thu hút hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới.

Năm 2018, chứng nghiện game được WHO  xếp vào dạng rối loạn tâm thần khi các chuyên gia y tế đều đồng thuận về những nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng do việc thường xuyên chơi các trò chơi điện tử. Rối loạn tâm thần do nghiện game là việc chơi game liên tục hoặc thường xuyên, gồm cả game kỹ thuật số hoặc video game, tới mức ưu tiên và coi trọng hơn tất cả các hoạt động khác. Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng bao gồm "việc thường xuyên chơi game bất chấp những hậu quả tiêu cực".

Đến nay, nghiên game được định nghĩa là "Không thể kiểm soát cảm xúc thèm muốn chơi game, liên tục coi việc chơi game là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, bất chấp mọi nhu cầu và hoạt động, sở thích hàng ngày khác".

Nói cách khác, nếu như một người dành nhiều đêm thức để cày game,  mặc kệ tất cả mọi việc xung quanh, bất chấp các việc cá nhân hay lao động, các chuyên gia có thể khẳng định đó là người mắc hội chứng rối loạn tâm lý vì game. Nếu tình trạng này kéo dài 12 tháng, đó sẽ được coi là tình trạng "bệnh nghiện game". Như vậy, 12 tháng là khoảng thời gian để kết luận và chuyển giao giữa 2 mức độ từ hội chứng lên bệnh lý.

Các quy định về nghiện game đã được công nhận nhưng phải tới ngày 1/1/2022 mới bắt đầu có hiệu lực để áp dụng vào nhiều quy chuẩn y tế để kết hợp thống nhất thêm các lộ trình điều trị, phòng chữa bệnh cho các bệnh nhân gặp tình trạng này.

Để chấn đoán một người bị rối loạn chơi game (nghiện game phải dựa trên hành vi nghiêm trọng bắt nguồn từ việc giảm các hoạt động cá nhân, các tương tác gia đình, xã hội, giáo dục, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác. Tình trạng này phải kéo dài ít nhất 12 tháng. Có nhiều trường hợp các game thủ cày game thâu đêm suốt sáng mỗi ngày 20 giờ liên tục, họ gặp phải vấn đề sức khỏe như thiếu ăn, thiếu ngủ, giảm các hoạt động thể chất. 

Theo Hải Yến /Sức khỏe & Đời sống

  • Từ khóa

Ca mắc cúm vẫn tăng, làm gì phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm?

Thời tiết nồm ẩm càng là yếu tố thuận lợi cho virus cúm phát triển. Tại nhiều cơ sở y tế, số ca mắc cúm nhập viện tiếp tục gia tăng và có không ít ca vào...
15:59 - 13/02/2025
199 lượt xem

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa

Tỷ lệ tiêm phòng cúm trong dân tại Việt Nam thấp, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; thời tiết đông xuân nồm ẩm... là...
14:14 - 13/02/2025
245 lượt xem

Mỹ: Phát triển "bom thông minh" triệt tiêu ung thư di căn

"Bom thông minh" dễ dàng tìm đến các tế bào ung thư hung hãn rồi tiêu diệt chúng khi được kích hoạt bằng ánh sáng.
11:41 - 13/02/2025
302 lượt xem

4 điều cần tránh khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là lựa chọn tiện lợi giúp giảm nhanh các cơn đau nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ, sốt và viêm. Tuy nhiên,...
10:35 - 13/02/2025
311 lượt xem

Kháng sinh không có tác dụng với vi rút cúm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng sinh không có tác dụng với các bệnh do vi rút gây ra, như bệnh cúm.
08:25 - 13/02/2025
370 lượt xem