4
/
82611
Ưu đãi thuế thu nhập DN: Không còn chuyện “nhịn miệng đãi khách“
uu-dai-thue-thu-nhap-dn-khong-con-chuyen-nhin-mieng-dai-khach
news

Ưu đãi thuế thu nhập DN: Không còn chuyện “nhịn miệng đãi khách“

Thứ 6, 22/11/2019 | 08:35:49
767 lượt xem

Từ khi có Luật Đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho các DN trong và ngoài nước là như nhau, không còn chuyện "nhịn miệng đãi khách".

Theo nghiên cứu và tính toán của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Oxfam, giai đoạn 2012 – 2016, tổng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Việt Nam bằng 7% tổng thu ngân sách và luôn cao hơn số tiền mà ngân sách chi cho y tế…

Ước tính chi tiêu thuế của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2016 bằng 7% tổng thu ngân sách nhà nước, bằng 30% số thu thuế TNDN, bằng 5% tổng chi ngân sách nhà nước và cao hơn chi ngân sách cho y tế. 

uu dai thue thu nhap dn: khong con chuyen "nhin mieng dai khach" hinh 1

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DN trong và ngoài nước là như nhau. (Ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý Chương trình cấp cao về Quản trị Oxfam tại Việt Nam, nhận định: “Việt Nam đã mất đi một nguồn lớn ngân sách có thể đầu tư cho lĩnh vực y tế, trong khi đó số tiền túi mà người dân bỏ ra để khám chữa bệnh chiếm 44,6% (2016) tổng chi tiêu cho ngành y tế. Tức là gánh nặng chịu thuế đã chuyển từ các doanh nghiệp lớn sang cho người dân, thông qua các chính sách thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế”.

Theo OEDC, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tương đương với khoản thất thu bằng 1% GDP, tương ứng với khoảng 50 nghìn tỷ mỗi năm. Số tiền này có thể xây mới 25 bệnh viện, 1.000 giường bệnh.

Đặc biệt, các chuyên gia Oxfam chỉ ra rằng ưu đãi thuế đang được tập trung vào nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, thuộc ngành công nghiệp, nhất là ngành chế biến và chế tạo, có vốn đầu tư nước ngoài, nằm trong khu vực công nghiệp. Năm 2016, thuế suất phổ thông là 20% thì thuế suất thực nộp của các doanh nghiệp nộp thuế trong nhóm này chỉ khoảng 10%.

Phân tích nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã tạo ra những phí tổn tài khoá đáng kể và làm gia tăng hơn nữa khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. “Nếu cắt giảm các ưu đãi thuế TNDN sẽ giúp gia tăng thu ngân sách 20% trong khi không có tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô”, bà Hương đánh giá.

Tuy nhiên, bình luận về ý kiến này, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng ưu đãi thuế đem lại những hiệu quả lớn trong thu hút đầu tư. "Nếu 10-20 năm trước không có ưu đãi thuế thì có thu hút được những doanh nghiệp vào Việt Nam hay không? Ví dụ Samsung hiện chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu, thu hút hàng trăm nghìn lao động, ưu đãi dành cho họ là thuế suất 10% trong 15 năm và kéo dài thêm 15 năm. Nếu không có những ưu đãi này thì liệu có những con số trên không, có Samsung không? Rõ ràng nếu so sánh 10% với 20% thì Samsung hưởng ưu đãi thuế nhiều quá? Nhưng chúng ta không nên hiểu như vậy", ông Nguyễn Văn Phụng nói.

Chia sẻ về công tác quản lý thuế, ông Phụng cũng cho biết, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, trong đó yêu cầu phải rà soát ưu đãi thuế để minh bạch hóa, đơn giản hóa thuế. Đây là những việc mà cơ quan thuế đã và đang làm.

"Ví dụ ngày xưa, theo Luật Đầu tư nước ngoài thì chúng ta ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài theo kiểu "nhịn miệng đãi khách". Doanh nghiệp trong nước nộp thuế TNDN 32%, nhưng doanh nghiệp nước ngoài nộp có 25%; miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm, toàn doanh nghiệp nước ngoài được hưởng. Tuy nhiên, từ năm 2005 có Luật Đầu tư, ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước như nhau.

Đến 2008, hoàn toàn bãi bỏ nhiều ưu đãi, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước chung tiêu chí, chỉ ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Nhưng so sánh với Luật Đầu tư sửa đổi năm 2013 và 2014, ngành nghề ưu đãi còn rút bớt đi nữa mà chúng ta mở thêm ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên do 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ và đóng góp cho ngân sách khiêm tốn, nên ưu đãi rất lớn nhưng so với số thuế đóng góp của họ lại ít", đại diện Tổng cục Thuế thông tin. 

Đối với các hoạt động kinh tế chia sẻ, kinh tế số, ông Nguyễn Văn Phụng, cho rằng còn nhiều bất cập, trong đó, chúng ta phải đấu tranh giành quyền thu thuế đối với các công ty nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang kiếm thu nhập từ Việt Nam mà không thực hiện nghĩa vụ thuế. Do vậy, chúng ta phải rà soát lại các hiệp định thuế.

Theo đại diện cơ quan quản lý thuế, Việt Nam cần nghiên cứu sửa các điều khoản của các hiệp định liên quan đến nhận diện cơ sở, bởi theo quy định hiện tại chúng ta chỉ có quyền đánh thuế đối với các công ty nước ngoài nếu họ có hiện diện cơ sở thường trú tại Việt Nam.

"Việt Nam có quy định về thuế nhà thầu nước ngoài, có quyền chặn thuế nhà thầu nước ngoài bằng cách khấu trừ tại nguồn. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia rất "khôn", họ làm sẵn hợp đồng bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân phía Việt Nam phải ký", ông Phụng nói.

Vừa qua Luật quản lý thuế sửa đổi có quy định yêu cầu các công ty nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam phải trực tiếp hoặc uỷ nhiệm cho người khác khai thuế. Hiện Tổng cục Thuế cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai và làm chặt vấn đề này, ông Phụng cho biết thêm.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), mặc dù đã có nhiều cải cách tích cực, thực trạng hệ thống thuế hiện nay của Việt Nam còn phức tạp, chưa tương đồng với các nước trên thế giới. Một số sắc thuế còn khá cao, kém cạnh tranh, trong khi một số sắc thuế khác lại chưa có; cấu trúc thu ngân sách kém bền vững; tình trạng trốn và tránh thuế còn nhiều phức tạp; chu trình ngân sách kém hiệu quả; thực trạng phân chia nguồn thu giữa trung ương và địa phương còn nhiều bất cập.../.

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/uu-dai-thue-thu-nhap-dn-khong-con-chuyen-nhin-mieng-dai-khach-981170.vov

  • Từ khóa

Phải niêm yết giá!

Dịp Tết vừa qua, nhiều chợ hoa xuân vẫn giữ cách bán hàng không công khai giá, nói thách cao để khách trả giá… khiến nhiều người tiêu dùng e ngại
08:10 - 05/02/2025
24 lượt xem

Năm 2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024 đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm...
07:00 - 05/02/2025
56 lượt xem

Ôtô điện sẽ phải đóng lệ phí trước bạ từ tháng 3-2025

Quy định về mức thu lệ phí trước bạ với ôtô điện sẽ có thay đổi từ ngày 1-3-2025
21:27 - 04/02/2025
285 lượt xem

Các mốc tiến độ để khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cuối 2027

Từ 2025 giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tiến hành, song song với các thủ tục chuẩn bị về mặt đầu tư để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao...
16:25 - 04/02/2025
407 lượt xem

Bảo hiểm xe máy bắt buộc thu hơn 730 tỉ, bồi thường 28,5 tỉ

Tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự trong 11 tháng năm 2024 là 736,899 tỉ đồng,...
14:34 - 04/02/2025
447 lượt xem