4
/
93084
Chuyển dịch đầu tư: Cờ tới tay, Việt Nam phất thay Trung Quốc?
chuyen-dich-dau-tu-co-toi-tay-viet-nam-phat-thay-trung-quoc
news

Chuyển dịch đầu tư: Cờ tới tay, Việt Nam phất thay Trung Quốc?

Thứ 3, 16/06/2020 | 08:02:27
321 lượt xem

“Việt Nam không tham vọng, không mong muốn thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới, nhưng đây chính là thời điểm rất tốt để tái cấu trúc nền kinh tế, giúp Việt Nam đón cơ hội hóa rồng”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến như trên trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội (KH-XH) tại Quốc hội chiều qua (15/6).

Theo đại biểu đoàn Hà Nội, Việt Nam đã trở thành hình mẫu đi đầu để cả thế giới ngưỡng mộ về thành công trong phòng, chống dịch. Trong khi kinh tế thế giới đang suy giảm toàn cầu nặng nhất kể từ khi đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nhiều nền kinh tế lớn đang tăng trưởng âm 56% thì Việt Nam đã làm nên kỳ tích.

“Kinh tế Việt Nam chỉ có độ mở trên 200% có nghĩa là kinh tế thế giới mà bị ảnh hưởng, biến động một thì kinh tế Việt Nam phải ảnh hưởng, biến động gấp đôi. Thế nhưng, Việt Nam vẫn nổi lên trở thành nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới” - ông Cường nói.

Chuyển dịch đầu tư: Cờ tới tay, Việt Nam phất thay Trung Quốc? - 1

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Cũng theo vị đại biểu này, lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước đã trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt đến tất cả những người lao động bị mất việc làm và không có thu nhập. Chúng ta thực sự đã thực hiện tốt mục tiêu phát triển bao trùm không để ai bỏ lại phía sau. Những gì làm được trong thời gian qua chính là chúng ta đã biến nguy thành cơ.

“Uy tín thương hiệu Việt Nam được chinh phục, niềm tin của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng chuyển dịch đầu tư. Chúng ta không có tham vọng và cũng không mong muốn thay thế Trung Quốc để trở thành công xưởng thế giới, nhưng đây chính là thời điểm rất tốt để chúng ta tái cấu trúc nền kinh tế, giúp Việt Nam đón cơ hội hóa rồng” - ông Cường cho hay.

Để biến những cơ hội trên thành hiện thực, bên cạnh những giải pháp của Chính phủ, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng phải có các giải pháp đặc biệt để biến các nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột cho các ngành sản xuất trong nước. Chính phủ cần lựa chọn và hỗ trợ cho một số doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm lực để tiếp nhận sở hữu toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất để biến các nhà đầu tư nước ngoài trở thành một phần của các tập đoàn trong nước.

Lý giải quan điểm của mình, ông Cường phân tích: “Nếu chúng ta có một cơ chế phù hợp để dành toàn bộ thị phần ngành công nghiệp đường sắt và những chính sách ưu đãi phù hợp thì chúng ta có thể thu hút được các tập đoàn nước ngoài vào bắt tay với các doanh nghiệp trong nước để hình thành nên công nghiệp đường sắt trong nước.

Cách làm này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều lần so với việc chúng ta đi vay tiền, thuê các nhà thầu nước ngoài xây dựng từng dự án đường sắt và nhập từng đoàn tàu riêng lẻ. Nhiều ngành công nghiệp khác các nước cũng đang rất muốn chuyển giao cho nước thứ ba, trong khi nước ta đang rất cần”.

Cũng nói về việc đón làn sóng chuyển dịch đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhấn mạnh phải tận dụng cơ hội, tận dụng vị thế, uy tín và hình ảnh đất nước Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một điểm đến an toàn cho đầu tư, thương mại và du lịch.

Chuyển dịch đầu tư: Cờ tới tay, Việt Nam phất thay Trung Quốc? - 2

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đồng tình với ý kiến của một số đại biểu Quốc hội cho rằng, để đón nhận được làn sóng đầu tư mới này nhất là thu hút được các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư lớn có rất nhiều việc cần phải làm, nhất là việc cải cách mạnh mẽ thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuẩn bị tốt các điều kiện như về hạ tầng, về đất đai, về lao động, về năng lượng, về quy hoạch. Chính sách phải ổn định nhất quán, các quyết định phải nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn những dự án phù hợp với định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị và theo đó thì những dự án phải có sức lan tỏa, gắn kết và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ được tham gia vào các chuỗi giá trị của các doanh nghiệp mới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh cần phải xây dựng một bộ tiêu chí để thu hút được các doanh nghiệp FDI bằng mọi giá, nhất là những dự án mà ảnh hưởng công nghệ thấp, ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng nhiều lao động, nhiều tài nguyên, nhiều năng lượng…

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-dich-dau-tu-co-toi-tay-viet-nam-phat-thay-trung-quoc-20200616004532254.htm

  • Từ khóa

Ủy ban Kinh tế: Không để sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng điều chỉnh là 8%, quy mô GDP sẽ đạt trên 500 tỉ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD...
17:02 - 12/02/2025
273 lượt xem

Đề nghị giảm bậc thuế thu nhập cá nhân, thuế suất thấp nhất 2,5%

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), cho rằng nên giảm biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương,...
14:15 - 12/02/2025
344 lượt xem

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy

Các sàn thương mại điện tử sử dụng mã giảm giá là công cụ quan trọng để kích thích người dùng mua sắm, nhưng thực tế chi phí này lại đổ về phía nhà bán...
10:57 - 12/02/2025
408 lượt xem

Lo xe điện sụt giảm vì hết ưu đãi

Chỉ còn vài ngày nữa, chính sách ưu đãi 0% lệ phí trước bạ đối với ô tô điện sẽ kết thúc (1.3). Cả người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) cũng như các chuyên...
09:29 - 12/02/2025
447 lượt xem

Giá vàng hôm nay, 12-2: Bắt đầu giảm mạnh

Sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng hôm nay bắt đầu hạ nhiệt khi một số nhà đầu tư bán ra, thu về lợi nhuận.
07:35 - 12/02/2025
830 lượt xem