190
/
102645
Thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp phòng đột quỵ ở người nguy cơ cao
thay-doi-nho-trong-bua-an-giup-phong-dot-quy-o-nguoi-nguy-co-cao
news

Thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp phòng đột quỵ ở người nguy cơ cao

Thứ 2, 28/12/2020 | 09:56:12
321 lượt xem

Bên cạnh người cao tuổi, những bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường cũng là 2 nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ cần rất chú ý đến việc phòng bệnh trong mùa đông này.

Theo BS Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội), ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp có thể giảm rủi ro khởi phát cơn tai biến từ chính chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình.

Đối với bệnh nhân cao huyết áp

Theo BS Vân Anh, vào mùa đông, do nhiệt độ giảm nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng co mạch đột ngột, đây là căn nguyên của những cơn tăng huyết áp cấp tính và nặng hơn là đột quỵ.

Thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp phòng đột quỵ ở người nguy cơ cao - 1

BS Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội)

"Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột là khuyến cáo chung để phòng đột quỵ, nhưng với bệnh nhân cao huyết áp thì điều này đặc biệt quan trọng. Cần giữ nhiệt độ trong phòng ấm nhưng phải thoáng; đảm bảo mặc ấm; không ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hay chiều muộn", BS Vân Anh phân tích.

Đáng chú ý, theo chuyên gia này, bệnh nhân cao huyết áp cần tuân thủ nghiêm việc hạn chế muối trong bữa ăn.

Thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp phòng đột quỵ ở người nguy cơ cao - 2

Trong đợt rét đậm - rét hại, lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương tăng đột biến

Việc giảm muối tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong trường hợp cao huyết áp chưa có biến chứng suy tim thì bệnh nhân nên ăn khoảng 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối tinh). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng suy tim, khẩu phần muối cần giảm xuống dưới 2g/ngày.

"Theo thống kê, người Việt ăn trung bình 15-20g muối/ngày. Như vậy, với bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên ăn 1/4 - 1/3 lượng muối so với người bình thường".

Đối với bệnh nhân tiểu đường

Theo BS Vân Anh, bệnh nhân tiểu đường nếu không khống chế tốt chỉ số đường huyết, để đường huyết quá cao hay quá thấp đều làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là vào mùa đông này.

"Bệnh nhân tiểu đường do biến chứng xơ vữa động mạch cảnh nên nguy cơ đột quỵ cao hơn. Trong trường hợp chỉ số đường huyết tăng quá cao dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu có thể gây đột quỵ. Ngược lại nếu đường huyết xuống quá thấp (ví dụ dưới 2,1) có nguy cơ tổn thương các tế bào não, dẫn đến đột quỵ", BS Vân Anh chia sẻ.

Thay đổi nhỏ trong bữa ăn giúp phòng đột quỵ ở người nguy cơ cao - 3

Theo BS Vân Anh, bệnh nhân tiểu đường do biến chứng xơ vữa động mạch cảnh nên nguy cơ đột quỵ cao hơn

Do đó, theo khuyến cáo của BS Vân Anh, bệnh nhân tiểu đường ngoài việc giảm đường, hạn chế mỡ, kiêng phủ tạng động vật…, cũng nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Những bệnh nhân sử dụng insulin càng phải chú ý chia nhỏ bữa, để tránh việc hạ đường huyết do dùng thuốc.

BS Vân Anh cũng cảnh báo tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là rất nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần tránh nhịn ăn, kiêng khem thái quá khiến đường huyết xuống quá thấp.

BS Vân Anh nhấn mạnh: "Hạ đường huyết ban ngày có thể phát hiện và xử lý thông qua các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, hạ đường huyết vào ban đêm, khi bệnh nhân đã đi ngủ là rất nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị đột quỵ và tử vong mà không được phát hiện".

Chuyên gia này khuyến cáo, khi bệnh nhân tiểu đường có các dấu hiệu hạ đường huyết điển hình như: bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim nhanh,… cần nhanh chóng cho bệnh nhân uống nước đường ấm hoặc uống sữa ấm.

Theo Minh Nhật/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/thay-doi-nho-trong-bua-an-giup-phong-dot-quy-o-nguoi-nguy-co-cao-20201227153241296.htm#dt_source=Cate_SucKhoe&dt_campaign=Top3&dt_medium=1

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
149 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
229 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
235 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
325 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
379 lượt xem