190
/
103274
Người đàn ông 36 tuổi, bị ung thư: "Không có máu, chúng tôi không thể sống"
nguoi-dan-ong-36-tuoi-bi-ung-thu-khong-co-mau-chung-toi-khong-the-song
news

Người đàn ông 36 tuổi, bị ung thư: "Không có máu, chúng tôi không thể sống"

Thứ 7, 09/01/2021 | 07:46:02
733 lượt xem

Điều trị hóa chất khiến tiểu cầu xuống thấp, nếu không được truyền tiểu cầu những bệnh nhân ung thư máu như anh Nguyễn Trọng Hùng (Nghệ An) có thể ra đi bất cứ lúc nào vì chảy máu nội tạng, não.

Với "thâm niên" chỉ vỏn vẹn 2 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu, nhưng cũng đủ để anh Nguyễn Trọng Hùng, 36 tuổi, ở Nghệ An hiểu về tầm quan trọng của những giọt hồng hiến tặng. Năm 2019, anh được bệnh viện tuyến tỉnh chẩn đoán mắc ung thư máu, bác sĩ khuyên anh lên tuyến trung ương. Khi đó anh chưa biết nhiều về bệnh. 

Tại khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Hà Nội), anh trải qua 4 đợt điều trị hóa chất liên tục kéo dài trong 7 tháng. Khi được truyền hóa chất, chỉ số máu của những bệnh nhân như anh đặc biệt là hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu xuống rất thấp. Những lúc này bệnh nhân chỉ sống dựa vào nguồn máu tiếp từ bên ngoài vào (hồng cầu, tiểu cầu).  

Người đàn ông 36 tuổi, bị ung thư: Không có máu, chúng tôi không thể sống - 1

Anh Nguyễn Trọng Hùng được chẩn đoán mắc ung thư máu vào năm 2019.

Khi tiểu cầu xuống thấp có thể gây biến chứng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, truyền tiểu cầu, truyền máu dần trở thành nguồn sống với anh. Giống như nhiều người bệnh khác, trên anh tay luôn có sẵn kim luồn. 

"Vì tiểu cầu thấp, nên tình trạng xuất huyết rất nhiều. Chúng tôi cần được truyền tiểu cầu đễ hỗ trợ sức khỏe, nếu để tiểu cầu xuống thấp nữa sẽ rất nguy hiểm. Không có máu chúng tôi không sống được", anh Hưng chia sẻ. 

Anh cho biết mình chỉ là một trong số hàng trăm bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Viện, có nhiều bệnh nhân thậm chí không còn đủ khả năng để truyền hóa chất, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máu hiến tặng.

Người đàn ông 36 tuổi, bị ung thư: Không có máu, chúng tôi không thể sống - 2

Giống như nhiều bệnh nhân khác, trên tay anh Hùng luôn cắm sẵn kim luồn.

Vì thế, anh luôn trân trọng và biết ơn những người hiến máu tình nguyện. Giờ đây, anh đang phải tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ung thư tái phát sau 7 tháng điều trị ngoại trú. 

"Với những bệnh nhân như anh Hùng chỉ cần truyền tiểu cầu trong giai đoạn điều trị và chỉ cần trong giai đoạn đó, nếu không có thì dẫn đến biến chứng xuất huyết não, có thể tử vong. Tử vong như thế rất đau đớn vì bác sĩ không biết làm thế nào để giúp người bệnh. Vì thế, thế giới mới sáng chế ra máy để tách thành phần máu cần sử dụng để điều trị cho người bệnh", TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Hà Nội) nói. 

Theo Ts Khánh, đời sống tiểu cầu rất ngắn, tiểu cầu điều chế chỉ giữ được cuộc sống và chất lượng trong 3-5 ngày. Vì thế, dù máu toàn phần lấy bao nhiêu để điều chế tiểu cầu thì sau 3 ngày cũng đành bỏ. 

"Điều oái oăm là tiểu cầu có vai trò rất quan nhưng rất mong manh, dễ tự hủy. Cũng vì thế, khi có kỳ nghỉ dài dù trước đó có tiếp nhận bao nhiêu máu toàn phần thì cũng không có đủ tiểu cầu. Trong khi đó những người bệnh như anh Hùng chỉ cần tiểu cầu trong thời điểm nhất định", Ts Khánh cho biết.

Hiện nay Viện có thể chủ động được tiểu cầu bằng máy gạn tách tiểu cầu. Chỉ cần một người cho toàn bộ thể tích máu qua máy đó sẽ gạn được một đơn vị tiểu cầu, gọi "tiểu cầu máy". Một đơn vị này bằng 6-8, thậm 12 đơn vị tiểu cầu tách ra từ máu toàn phần, chất lượng tốt, số lượng cao. Khi người bệnh có nhu cầu thì chỉ người hiến tiểu cầu của nhóm đó đến sẽ có tiểu cầu cho bệnh nhân. Vì thế, Viện đã lập câu lạc bộ của những người hiến tiểu cầu. 

Người đàn ông 36 tuổi, bị ung thư: Không có máu, chúng tôi không thể sống - 3

Ts Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Một người hiến tiểu cầu sau 3 tuần có thể lại quay lại hiến, trong khi người hiến máu toàn phần phải sau 3 tháng. Tại Việt có bác sĩ hiến tiểu cầu hơn 100 lần.

"Nếu kêu gọi được nhiều người hiến tiểu cầu thì chúng ta sẽ rất chủ động trong việc điều trị cho người bệnh, không phụ thuộc vào hiến máu toàn phần, vào câu chuyện Tết hay nghỉ lễ kéo dài", Ts Khánh chia sẻ. 

Tiểu cầu là một trong những thành phần của máu, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đông và cầm máu, chống chảy máu.

Theo Dân Trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-36-tuoi-bi-ung-thu-khong-co-mau-chung-toi-khong-the-song-20210109083754535.htm

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
163 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
241 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
248 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
336 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
394 lượt xem