190
/
110626
Uống rượu để lâu năm sẽ ít nguy hại cho gan?
uong-ruou-de-lau-nam-se-it-nguy-hai-cho-gan
news

Uống rượu để lâu năm sẽ ít nguy hại cho gan?

Thứ 4, 02/06/2021 | 20:18:21
1,465 lượt xem

Nhiều người cho rằng rượu để lâu năm, hoặc chưng cất nhiều lần sẽ không gây độc với cơ thể. Thực tế, ethanol trong rượu khi uống vào sẽ chuyển hóa tại gan tạo thành acetaldehyde gây hại cho gan.

TS.BS Vũ Trường Khanh, Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, BV Bạch Mai cho biết, nhiều người nghĩ uống rượu ít hoặc trung bình, điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho tim mạch.

"Tuy nhiên, đến nay chưa có số liệu rõ ràng cho thấy lợi ích của uống bia rượu điều độ có lợi cho sức khỏe, chính vì vậy mà Hội tim mạch cũng như Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo những mọi người không nên uống rượu vì mục đích làm tăng sức khỏe với bất cứ loại bia rượu nào", TS Khanh cho biết.

Uống rượu để lâu năm sẽ ít nguy hại cho gan? - 1

Ngoài ra, có nhiều người lại cho rằng rượu để lâu hoặc chưng cất nhiều lần sẽ không còn aldehyde để gây độc với cơ thể nữa.

"Đây là quan niệm sai lầm. Vì cồn trong bia rượu là ethanol, đây là chất không gây độc nhưng khi uống bia rượu, ethanol vào cơ thể sẽ chuyển hóa phần lớn tại gan tạo thành acetaldehyde. Đây là chất gây tổn thương tế bào gan dẫn đến gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan và ung thư gan. Chất này cũng là yếu tố gây ra ung thư những cơ quan trong cơ thể.

Vì thế, TS Khanh khuyến cáo mọi người nên hạn chế bia rượu để không gây hại cho cơ thể, đặc biệt là để bảo vệ lá gan của bạn. 

Khoảng 5 - 10% lượng rượu được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Lượng rượu còn lại được chuyển đến gan xử lý. Một lá gan khỏe mạnh, "công suất" tối đa chỉ xử lý được 2 đơn vị cồn một ngày.

Theo các chuyên gia, lượng cồn đi vào cơ thể ở mức an toàn là một đơn vị/ngày. Nếu vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde - đây không chỉ là một chất độc hại đối với gan mà còn làm tổn thương đến cả hệ thần kinh, thị giác, tiêu hóa….

Thực tế đời sống hàng ngày là vẫn cần có bia rượu như những hương vị của cuộc sống, nhưng chúng ta không nên uống quá nhiều đặc biệt là không nên thường xuyên uống bia rượu, vì dễ gây cảm giác nghiện hay phụ thuộc rượu cũng như bệnh tật do bia rượu gây ra.

Một đơn vị cồn tương đương với:

- 3/4 lon bia 330 ml (5%);

- Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

- Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%)

Theo khuyến cáo của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ: Uống rượu trung bình là khi uống không quá 2 đơn vị rượu /ngày với nam giới và không quá 1 đơn vị /ngày với nữ giới. Uống rượu nhiều là khi uống trên 4 đơn vị rượu /ngày với nam giới và trên 3 đơn vị /ngày với nữ giới.

Theo Tú Anh/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/uong-ruou-de-lau-nam-se-it-nguy-hai-cho-gan-20210602140943076.htm

  • Từ khóa

Triệu chứng cần lưu ý để nhận biết cúm trở nặng

Mới đây, hệ thống y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 trẻ trong một gia đình. Trong đó, 2 trẻ có diễn biến nặng do biến chứng viêm...
13:05 - 08/02/2025
22 lượt xem

Liên hợp quốc cảnh báo 6 triệu ca tử vong do AIDS nếu Mỹ ngừng viện trợ

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo số ca tử vong do AIDS có thể tăng tới 400% trong vòng 4 năm tới nếu Mỹ cắt nguồn...
09:09 - 08/02/2025
124 lượt xem

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
512 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
581 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
588 lượt xem