190
/
119636
Chăm sóc và nhận biết Covid-19 tăng nặng ở trẻ nhỏ
cham-soc-va-nhan-biet-covid-19-tang-nang-o-tre-nho
news

Chăm sóc và nhận biết Covid-19 tăng nặng ở trẻ nhỏ

Thứ 5, 11/11/2021 | 13:00:28
2,609 lượt xem

Theo Bộ Y tế, trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng cần được theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe.

13% trẻ không có triệu chứng

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 5155/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em”, áp dụng từ ngày 8.11.2021.

Theo hướng dẫn, Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Ở trẻ mắc bệnh, khởi phát có một hay nhiều triệu chứng điển hình: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, mất vị giác, khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ. Tuy nhiên, trẻ thường không có triệu chứng.

Trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể được điều trị tại nhà SHUTTERSTOCK

Với các ca có triệu chứng, thường gặp nhất là sốt 63%, tiếp đó: ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, tiêu chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%; không có triệu chứng 13%.

Các triệu chứng ít gặp hơn: tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

2% trẻ tiến triển nặng

Theo hướng dẫn, hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 - 2 tuần.

Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý theo dõi sát diễn biến, đề phòng tiến triển nặng, vì có khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5 - 8 của bệnh. Trong đó, một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, hội chứng viêm đa hệ thống…

Với trẻ có bệnh nền như: béo phì, chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh… cần theo dõi sát vì dễ diễn tiến nặng.

Thời kỳ hồi phục thường trong giai đoạn từ ngày 7 - 10. Nếu không có các biến chứng nặng, trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (dưới 0,1%), hầu hết ca tử vong do bệnh nền.

Điều trị tại nhà và ngừa lây nhiễm

Trẻ mắc Covid-19 nhẹ điều trị tại nhà hoặc cách ly tại cơ sở thu dung, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của địa phương tùy từng thời điểm cụ thể.

Với các trường hợp nhẹ, có thể điều trị không dùng thuốc. Trẻ được nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

Quá trình theo dõi sức khỏe, điều trị tại nhà, trẻ và các thành viên trong gia đình cần áp dụng phòng ngừa chuẩn (về cách ly, đeo khẩu trang, thu gom chất thải...) theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trẻ lớn cần tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày. Đeo khẩu trang với trẻ từ 2 tuổi. Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol. Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ. Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng…

Trẻ luôn cần được theo dõi sức khỏe: được đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Triệu chứng bất thường

Các trẻ mắc Covid-19 trong quá trình điều trị tại nhà có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, sẽ được chỉ định thuốc, chuyển viện trong trường hợp cần thiết.

Gia đình cần nhận biết các triệu chứng bất thường để báo nhân viên y tế: trẻ sốt trên 38 độ C; tức ngực; đau rát họng ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2 <96%; trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém.

Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi, đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 <95%.

Mức độ mắc Covid-19 nhẹ: trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng không điển hình; nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu ô xy; trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn uống bình thường; X-quang phổi bình thường.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Theo Liên Châu/Thanh niên

https://thanhnien.vn/cham-soc-va-nhan-biet-covid-19-tang-nang-o-tre-nho-post1399996.html 

  • Từ khóa

Triệu chứng cần lưu ý để nhận biết cúm trở nặng

Mới đây, hệ thống y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 trẻ trong một gia đình. Trong đó, 2 trẻ có diễn biến nặng do biến chứng viêm...
13:05 - 08/02/2025
147 lượt xem

Liên hợp quốc cảnh báo 6 triệu ca tử vong do AIDS nếu Mỹ ngừng viện trợ

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo số ca tử vong do AIDS có thể tăng tới 400% trong vòng 4 năm tới nếu Mỹ cắt nguồn...
09:09 - 08/02/2025
239 lượt xem

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
642 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
693 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
704 lượt xem