190
/
124711
Hỏi nhanh về Covid-19: Chăm sóc trẻ bị F0 tại nhà thế nào?
hoi-nhanh-ve-covid-19-cham-soc-tre-bi-f0-tai-nha-the-nao
news

Hỏi nhanh về Covid-19: Chăm sóc trẻ bị F0 tại nhà thế nào?

Thứ 2, 28/02/2022 | 08:56:19
1,205 lượt xem

Bé nhà tôi 3 tuổi, vừa được phát hiện dương tính Covid-19, xin hỏi bác sĩ nên chuẩn bị và chăm sóc bé như thế nào? (P.M, Đà Nẵng)

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trả lời:

Chào bạn! Khi trẻ bị F0, phụ huynh cần trang bị đồ dùng y tế để chăm trẻ như khẩu trang, nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ, nước muối sinh lý, thuốc điều trị, máy đo SpO2.

Chú ý máy đo SpO2

Phụ huynh cần chú ý trong việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2 vì có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua một loại và dùng chung cho cả nhà dễ dẫn đến sai chỉ số SpO2 của trẻ.

Khi trẻ bị F0, phụ huynh cần trang bị đồ dùng y tế để chăm trẻ như khẩu trang, nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ, nước muối sinh lý, thuốc điều trị, máy đo SpO2 SHUTTERSTOCK

Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái), ngón tay dùng hai ngón tay nếu tay quá bé. Nên nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác.

Molnupiravir không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi

Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38,5 độ trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống. Chỉ sử dụng thuốc ho khi cần thiết, đúng chỉ định. Thuốc ức chế ho chỉ dùng khi ho quá nhiều, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Thuốc loãng đường có thể thay bằng uống nhiều nước, không dùng cho trẻ 2 tuổi.

Không dùng corticoid và thuốc chống đông khi không có chỉ định. Molnupiravir không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi. Tuyệt đối không nghe thông tin, lời khuyên hay sử dụng đơn thuốc trên mạng để điều trị cho trẻ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người nhà nên liên hệ với đường dây y tế cố định để theo ngay từ đầu, tránh lúng túng, hoang mang. Khi trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím... thì nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện.

Theo Vân Phương/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/hoi-nhanh-ve-covid-19-cham-soc-tre-bi-f0-tai-nha-the-nao-post1433719.html

  • Từ khóa

Triệu chứng cần lưu ý để nhận biết cúm trở nặng

Mới đây, hệ thống y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 trẻ trong một gia đình. Trong đó, 2 trẻ có diễn biến nặng do biến chứng viêm...
13:05 - 08/02/2025
110 lượt xem

Liên hợp quốc cảnh báo 6 triệu ca tử vong do AIDS nếu Mỹ ngừng viện trợ

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo số ca tử vong do AIDS có thể tăng tới 400% trong vòng 4 năm tới nếu Mỹ cắt nguồn...
09:09 - 08/02/2025
199 lượt xem

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
598 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
659 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
666 lượt xem