190
/
126619
Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?
truoc-va-sau-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-cho-tre-cha-me-can-lam-gi
news

Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?

Thứ 2, 18/04/2022 | 07:51:23
162 lượt xem

Pfizer và Moderna là hai loại vắc xin sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin. Bộ Y tế khuyến cáo ra sao?

Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì? - Ảnh 1.

Học sinh khối lớp 6 Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 16-4, TP.HCM bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên toàn thành phố. An toàn tiêm chủng là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ cần được chăm sóc như thế nào và ba mẹ cần lưu ý gì trước và sau tiêm?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường nguy hiểm với trẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo trước khi con trẻ tiêm phòng vắc xin, cha mẹ và người chăm sóc cần tìm hiểu đầy đủ về tác dụng của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ.

Trước khi đưa trẻ đi tiêm, cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn, uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Không để trẻ tiêm vắc xin trong tình trạng đói hay quá no. Tại điểm tiêm chủng, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm và thông báo ngay với cán bộ y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

Theo PGS Dương Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Sau khi về nhà, để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, tập thể thao trong 3 ngày sau tiêm, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng.

Nếu trẻ sốt, sưng, đau tại vết tiêm thì đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC, cho trẻ hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở khi hoạt động bình thường và khi nằm, sốt cao khó hạ nhiệt độ hoặc kéo dài hơn 24 giờ, vân tím, phát ban trên da thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Phụ huynh tuyệt đối không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.

Nếu trẻ sưng đau nhiều hay sốt, phụ huynh cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol với liều lượng 10 - 15 mg/kg cân nặng của trẻ.

Theo Kiều Hạnh/Tuổi trẻ (nguồn: Bộ Y tế) 

https://tuoitre.vn/truoc-va-sau-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-cho-tre-cha-me-can-lam-gi-20220417225357433.htm

  • Từ khóa

Triệu chứng cần lưu ý để nhận biết cúm trở nặng

Mới đây, hệ thống y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 trẻ trong một gia đình. Trong đó, 2 trẻ có diễn biến nặng do biến chứng viêm...
13:05 - 08/02/2025
44 lượt xem

Liên hợp quốc cảnh báo 6 triệu ca tử vong do AIDS nếu Mỹ ngừng viện trợ

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo số ca tử vong do AIDS có thể tăng tới 400% trong vòng 4 năm tới nếu Mỹ cắt nguồn...
09:09 - 08/02/2025
136 lượt xem

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
529 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
597 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
603 lượt xem