190
/
135140
Mỗi ngày nên uống mấy ly cà phê để sống lâu, thoát đột quỵ, đau tim?
moi-ngay-nen-uong-may-ly-ca-phe-de-song-lau-thoat-dot-quy-dau-tim
news

Mỗi ngày nên uống mấy ly cà phê để sống lâu, thoát đột quỵ, đau tim?

Thứ 3, 27/09/2022 | 16:14:00
1,944 lượt xem

Nhóm nghiên cứu từ Úc đã xem xét 3 loại cà phê phổ biến nhất để tìm ra "công thức trường sinh", giúp phòng tránh một loạt tình trạng có thể làm tăng nguy cơ đột tử.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí y học European Journal of Preventive Cardiology, cả 3 loại cà phê phổ biến là cà phê rang xay, cà phê hòa tan và cà phê không chứa caffein đều liên quan đến việc giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm do mọi nguyên nhân.

Mức giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân lớn nhất ở những người uống 2-3 ly cà phê mỗi ngày khi so sánh với người không uống cà phê, với tỉ lệ giảm 27%, 11% và 14% lần lượt tương ứng với cà phê rang xay, cà phê hòa tan và cà phê không có caffein.

Mỗi ngày nên uống mấy ly cà phê để sống lâu, thoát đột quỵ, đau tim? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Úc khuyên bạn hãy duy trì thói quen uống cà phê, dù là bạn yêu thích loại nào - Ảnh minh họa từ Internet

Với cùng số ly cà phê, nguy cơ bệnh tim mạch giảm lần lượt 20%, 6%, 9% đối với 3 loại trên. Nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhịp tim giảm tốt nhất với 4-5 tách cà phê rang xay (17%) và 2-3 tách cà phê hòa tan (12%).

Rối loạn nhịp tim hay các bệnh tim mạch nói chung đều gây giảm tuổi thọ nghiêm trọng, trong đó đáng sợ nhất là dẫn đến đột tử do 2 tai biến đột quỵ và nhồi máu cơ tim (đau tim).

Theo Medical Xpress, để đi đến kết luận trên, nhóm dẫn dầu bởi Giáo sư Peter Kistler từ Viện nghiên cứu Bệnh tiểu đường và tim mạch Barker, Melbourne - Úc đã nghiên cứu trên hồ sơ của gần 450.000 người tuổi từ 40-69, được thu thập bởi ngân hàng dữ liệu sinh học BioBank của Anh.

Độ tuổi trung bình của nhóm người này là 58, thời gian theo dõi trung bình 12,5 năm với 6,2% đã tử vong trong thời gian được theo dõi.

Những người tham gia đã hoàn thành một bảng câu hỏi trong đó chỉ ra loại cà phê họ yêu thích, số ly cà phê uống mỗi ngày. Tổng cộng có hơn 198.000 người (44,1%) hay uống cà phê hòa tan, hơn 82.500 người (18,4%) uống cà phê rang xay và hơn 68.400 người (15,2%) uống cà phê đã khử caffein.

Hơn 100.000 người trong nhóm không uống cà phê, đóng vai trò như nhóm đối chứng.

"Caffein là thành phần được biết đến nhiều nhất trong cà phê nhưng đồ uống này còn chứa hơn 100 thành phần hoạt tính sinh học khác. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng người có thói quen uống một lượng nhỏ cà phê thuộc tất cả các loại không nên bỏ cuộc mà nên duy trì sự thưởng thức này như một hành vi tốt cho tim mạch" - giáo sư Kristle kết luận.

Cà phê đã nhiều lần được chứng minh là một đồ uống tốt cho sức khỏe nhiều mặt, giảm nguy cơ phát triển và tăng nặng một số bệnh bao gồm bệnh tim mạch, gan, thận, ung thư, ngoài ra còn giúp giảm cân và khắc phục một số rối loạn chức năng tình dục - sinh sản.

Theo Anh Thư/ Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/moi-ngay-nen-uong-may-ly-ca-phe-de-song-lau-thoat-dot-quy-dau-tim-20220927105729027.htm 

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
82 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
157 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
158 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
249 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
303 lượt xem