190
/
98451
Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?
tac-dung-phu-cua-dieu-tri-noi-tiet
news

Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?

Thứ 2, 05/10/2020 | 16:27:27
419 lượt xem

Điều trị nội tiết được biết đến là một phương pháp điều trị đích trong ung thư vú. Nó có thể khiến người bệnh có cơn nóng bừng mặt, khô rát âm đạo, loãng xương…

Tình trạng thụ thể nội tiết dương tính hay không được xác định qua xét nghiệm nhuộm hóa mô miễn dịch bệnh phẩm khối u, hoặc tổ chức di căn của ung thư vú. Có khoảng 70–80% phụ nữ ung thư vú có thụ thể nội tiết (ER và/hoặc PR) dương tính, những bệnh nhân này có chỉ định điều trị với phương pháp điều trị nội tiết.

Theo đó tất cả các thuốc nội tiết đều tác động đến mục tiêu đích là các thụ thể estrogen (ER) của tế bào có thụ thể ER, nó sẽ làm giảm lượng estrogen hay làm cho estrogen không gắn được với thụ thể nội tiết hoặc làm giảm số lượng thụ thể nội tiết của tế bào u, giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vú.

Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?

Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, một số tác dụng không mong muốn của tamoxifen: cơn nóng bừng mặt, khô rát âm đạo, tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch, tăng nguy cơ ung thư thân tử cung, đặc biệt ở bệnh nhân trên 50 tuổi và dùng tamoxifen đến 10 năm. Tuy nhiên, lợi ích của việc phòng tái phát ung thư vú cao hơn nhiều so với nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Vì vậy việc điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư để có biện pháp xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ của điều trị nội tiết? - 1

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc ức chế aromatase: tác dụng phụ thường gặp của thuốc ức chế aromatase là loãng xương, gãy xương, đau cơ khớp.

Vì vậy bệnh nhân điều trị thuốc ức chế aromatase cần được theo dõi tình trạng loãng xương và điều trị kịp thời, có chế độ ăn bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ. Một số bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị các thuốc biphosphonat (Zometa) để giảm tỷ lệ loãng xương và các biến cố do loãng xương.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt đau xương do tác dụng phụ của thuốc, do tình trạng loãng xương, hay có thể do bệnh nhân có ung thư vú di căn xương.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thông báo các triệu chứng và tác dụng phụ gặp phải để bác sĩ có chế độ điều chỉnh hợp lý theo chỉ định.

Theo Hà An/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/tac-dung-phu-cua-dieu-tri-noi-tiet-20201005063453947.htm

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
3 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
87 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
86 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
179 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
246 lượt xem