190
/
104565
Lưu ý không được bỏ qua khi cho trẻ uống sữa đậu nành
luu-y-khong-duoc-bo-qua-khi-cho-tre-uong-sua-dau-nanh
news

Lưu ý không được bỏ qua khi cho trẻ uống sữa đậu nành

Thứ 3, 02/02/2021 | 14:51:44
1,012 lượt xem

Khi nào trẻ có thể uống sữa đậu nành?

Trẻ trên 12 tháng tuổi mới nên uống sữa đậu nành. Đồ họa: Hồng Nhật

Trẻ em trên 12 tháng tuổi mới nên uống sữa đậu nành. Đồ họa: Hồng Nhật

Trên 12 tháng là độ tuổi phù hợp nhất để bé sử dụng sữa đậu nành.

Ở độ tuổi nhỏ hơn, các chuyên gia khuyến nghị nên để cho bé được cung cấp dưỡng chất từ sữa mẹ. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, chưa thể tiêu hóa được toàn bộ những chất có trong sữa đậu nành. Ngoài ra, việc uống sữa đậu nành cũng làm giảm lượng sữa hấp thụ từ sữa mẹ.

Đun chín sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và vi khuẩn bị nhiễm trong quá trình chế biến, do đó cần đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống để tránh gây ra các vấn đề xấu cho đường tiêu hóa của trẻ như buồn nôn đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Cho bé uống sữa đậu nành khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng và được tiêu thụ trong cơ thể mà mất tác dụng dinh dưỡng.

Nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột trước khi uống sữa. Bởi, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn.

Không uống quá nhiều sữa đậu nành

Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày. Nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Sữa đậu nành không thể thay thế hoàn toàn cho sữa bò hay sữa mẹ

Uống sữa đậu nành thay thế hoàn toàn sữa bò sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi, một chất quan trọng để bé phát triển xương, răng, cơ và hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, hàm lượng protein, vitamin A, folate và kẽm trong sữa đậu nành cũng thấp hơn so với sữa bò, đặc biệt không chứa vitamin B12.

Do đó, cha mẹ nên cho bé sử dụng thêm các loại sữa trên hoặc bổ sung những chất dinh dưỡng mà sữa đậu nành thiếu hụt qua các loại thực phẩm khác như rau xanh và trái cây.

Theo Hồng Nhật/Lao động (T/H) 

https://laodong.vn/suc-khoe/luu-y-khong-duoc-bo-qua-khi-cho-tre-uong-sua-dau-nanh-873738.ldo

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
203 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
273 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
278 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
372 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
427 lượt xem