190
/
106583
Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca
bo-y-te-luu-y-9-doi-tuong-can-tri-hoan-tiem-vac-xin-covid-19-cua-astrazeneca
news

Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca

Thứ 5, 18/03/2021 | 14:25:10
1,280 lượt xem

Bộ Y tế khuyến cáo người trên 65 tuổi, người đã tiêm vắc-xin khác trong vòng 14 ngày trước và nhiều đối tượng các cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca.

Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca do Bộ Y tế ban hành ngày 18-3, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin.

Ngoài ra, theo hướng dẫn này có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm:

- Người đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.

- Tiêm vắc-xin khác trong vòng 14 ngày trước.

- Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Người trên 65 tuổi.

- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca cho nhân viên y tế

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng và phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

a) Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

b) Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

c) Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

d) Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

- Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

- Huyết áp:

+ huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg

+ huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg

- Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18-3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca - Ảnh 2.

Vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử bệnh và quá trình dùng thuốc, tình trạng sức khoẻ, khai thác chính xác loại vắc-xin và thời gian đã tiêm vắc-xin của người chuẩn bị tiêm phòng, tiền sử dị ứng...

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18-3 đến nay Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 24.054 người từ ngày 8 đến 17-3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo N.Dung/Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-luu-y-9-doi-tuong-can-tri-hoan-tiem-vac-xin-covid-19-cua-astrazeneca-20210318134256006.htm

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
305 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
376 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
381 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
472 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
535 lượt xem