190
/
132999
Bị cao huyết áp khó hiểu vì kiểu ngủ tưởng chừng vô hại này
bi-cao-huyet-ap-kho-hieu-vi-kieu-ngu-tuong-chung-vo-hai-nay
news

Bị cao huyết áp khó hiểu vì kiểu ngủ tưởng chừng vô hại này

Thứ 6, 19/08/2022 | 16:30:16
3,049 lượt xem

Nguy cơ cao huyết áp có thể tăng lên tới 29% chỉ vì cách bạn ngủ, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học SLEEP cho thấy.

Thiếu ngủ, ngủ không ngon có thể liên quan tới nhiều bệnh. Nhưng ngay cả khi bạn không gặp các vấn đề nói trên nhưng ngủ không đúng giờ giấc, bạn vẫn gặp rủi ro sức khỏe, nhóm nghiên cứu từ Viện Sức khỏe giấc ngủ Adelaide (AISH) thuộc Đại học Flinders - Úc chỉ ra.

Họ đã xem xét dữ liệu từ hơn 2 triệu đêm ngủ thu thập từ 12.300 tình nguyện viên từ 18-90 tuổi trong khoảng thời gian 9 tháng. Các tình nguyện viên được trang bị một thiết bị đo huyết áp di động và một thiết bị đo giấc ngủ được đặt dưới nệm.

Bị cao huyết áp khó hiểu vì kiểu ngủ tưởng chừng vô hại này - Ảnh 1.

Giờ ngủ và giờ thức dậy cố định là một trong những cách giúp phòng ngừa cao huyết áp - Ảnh minh họa từ Internet

Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tăng từ 9-15% nếu thời gian ngủ không đều đặn. Trong đó, biên độ dao động lên tới 38 phút của điểm giữa giấc ngủ - có thể do giờ ngủ không đồng nhất hoặc tổng thời gian ngủ không đồng nhất - có thể làm tăng 11% nguy cơ.

Đáng ngại nhất vẫn là thời điểm bạn bắt đầu ngủ: Biên độ dao động của thời điểm bắt đầu giấc ngủ chỉ cần khoảng 31 phút, nguy cơ cao huyết áp đã tăng tận 29%.

"Những dữ liệu mới này đã làm sáng tỏ lợi ích phục hồi của giấc ngủ và làm dấy lên lo ngại tiềm ẩn đối với tỉ lệ đáng kể những người làm việc theo ca trong xã hội 24 giờ hiện đại của chúng ta" - SciTech Daily dẫn lời tác giả chính Hannah Scott.

Từ lâu, việc ngủ cùng một giờ và thức dậy cùng một giờ hàng ngày đã được cho là có lợi cho sức khỏe nhiều mặt, bao gồm việc giúp bạn cảm thấy tỉnh táo dễ dàng khi thức giấc.

Theo Anh Thư/NLĐO

https://nld.com.vn/suc-khoe/bi-cao-huyet-ap-kho-hieu-vi-kieu-ngu-tuong-chung-vo-hai-nay-20220819112748717.htm

  • Từ khóa

Đã tiêm vắc xin Covid-19 có phòng được bệnh cúm?

Trên là một trong những thắc mắc của nhiều người trước thực tế nhiều ca nhiễm cúm trong thời gian gần đây.
16:46 - 07/02/2025
224 lượt xem

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ?

Nghiên cứu mới cho thấy dùng chỉ nha khoa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch và não bộ, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ, theo...
13:16 - 07/02/2025
298 lượt xem

Vì sao nhiều người hay mắc đại tiện ngay sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác muốn đi đại tiện ngay sau bữa ăn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng ít ai thực sự hiểu rõ nguyên nhân. Điều này...
13:30 - 07/02/2025
300 lượt xem

Cách nào nhận biết nông sản, thực phẩm có sử dụng vàng O?

Vàng O (Auramine O) là chất có khả năng gây ung thư cao. Đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, không được dùng để...
10:30 - 07/02/2025
390 lượt xem

5 biểu hiện cúm trở nặng, cần đến ngay cơ sở y tế

Bệnh cúm hầu hết có diễn biến nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng, bội nhiễm gây viêm phổi suy hô hấp, suy đa phủ tạng. Cần lưu ý triệu chứng...
07:51 - 07/02/2025
450 lượt xem